
Các hợp chất dược liệu của loại nấm đông trùng hạ thảo ứng dụng trong điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe con người, do đó loài nấm này có giá trị kinh tế cao. Nấm đông trùng hạ thảo rất khan hiếm trong tự nhiên. Do đó, việc sản xuất ở quy mô lớn các chiết xuất từ nấm phục vụ nghiên cứu và điều trị bệnh từ đông trùng hạ thảo hiện đang là một vấn đề cấp thiết
1. Các hợp chất chống ung thư
Hợp chất cordycepin (3′-deoxyadenosine) từ nấm đông trùng hạ thảo cho thấy có hoạt tính kháng vi sinh vật, kháng ung thư, ngừa di căn, điều hòa miễn dịch.
2. Hoạt tính kháng oxy hóa
Các nghiên cứu cho thấy hợp chất CM-hs-CPS2 chứa trong dịch chiết nấm đông trùng hạ thảo có tính kháng DPPH, hoạt tính khử và tạo phức ở nồng độ (8 mg/ml) là 89%, 1,188 và 85%.
3. Tăng số lượng tinh trùng
Nghiên cứu trên lợn cho thấy khi dùng chế phẩm từ đông trùng hạ thảo, số lượng tinh trùng tăng, số phần trăm tinh trùng di động và hình dạng bình thường tăng . Hiệu quả này được duy trì thậm chí sau 2 tuần ngưng sử dụng chế phẩm. Lượng cordycepin trong tế bào tăng trong thời gian sử dụng chế phẩm nên có khả năng chất này làm tăng lượng tinh dịch và chất lượng tinh trùng.
4. Hạn chế virus cúm
Acidic polysaccharide (APS) tách chiết từ nấm đông trùng hạ thảo trồng trên đậu nành nảy mầm có khả năng ứng dụng trong điều trị cúm A. Chất này góp phần điều hòa hoạt động miễn dịch của các đại thực bào.
5. Kháng khuẩn kháng nấm và kháng ung thư của nấm đông trùng hạ thảo
Protein (CMP) tách chiết từ nấm có kích thước 12kDa, pI 5,1 và có hoạt tính trong khoảng pH 7-9. Protein này ức chế nấm Fusarium oxysporum và gây độc đối với tế bào ung thư bàng quan. Hợp chất cordycepin còn cho thấy khả năng kháng vi khuẩn Clostridium. Các hợp chất dẫn xuất từ nấm được mong đợi ứng dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột Cordycepin ngăn sự biểu hiện của gen T2D chịu trách nhiệm điều hòa bệnh tiểu đường thông qua việc ức chế các đáp ứng phản ứng viêm phụ thuộc NF-κB, do đó được hy vọng sẽ ứng dụng được như một chất điều hòa miễn dịch dùng trong điều trị các bệnh về miễn dịch.
6. Tan huyết khối
Enzyme tiêu sợi huyết tách chiết từ nấm đông trùng hạ thảo có hoạt tính gắn fibrin, và do đó xúc tiến việc phân hủy fibrin. Enzyme này có khả năng sử dụng trong điều trị tan huyết khối tương tự như các enzyme fibrinolytic mạnh khác như nattokinase và enzyme chiết từ giun đất. Khi enzyme này có thể sản xuất ở quy mô lớn sẽ là một giải pháp thay thế hữu hiệu cho các enzyme fibrinolytic giá thành cao hiện đang được sử dụng cho bệnh tim lão hóa ở người.
7. Tính kháng viêm
Để xác định tác dụng kháng viêm của nấm, dịch chiết từ quả thể nấm đông trùng hạ thảo (CMWE) được thử nghiệm về tác dụng kiểm soát lipopolysaccharide (LPS) (chịu trách nhiệm kích thích việc sản xuất nitric oxide), việc phóng thích yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α) và interleukin-6 (IL-6) của tế bào RAW 264,7. Các đại thực bào được xử lý với nồng độ khác nhau của CMWE làm giảm đáng kể LPS, TNF-α và IL-6 và mức độ giảm theo nồng độ của dịch chiết. Những kết quả này cho thấy rằng CMWE có tác dụng ức chế mạnh đến việc sản xuất các chất trung gian gây viêm của tế bào.